Trong những năm gần đây, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của Du lịch nên hệ thống nhà hàng khách sạn ở nước ta được xây dựng và mở rộng không ngừng, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực này vậy hãy theo dõi bài viết sau đây cùng chúng tôi nhé!
Đặc thù của mô hình kinh doanh chuỗi nhà hàng khách sạn
- Tốc độ phát triển, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch của từng địa phương:
Khách hàng của chuỗi này đa số là khách du lịch. Do đó, ở đâu có nhiều khu du lịch thì ở đó hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng phát triển.
- Đòi hỏi vốn (tiền, nguồn lực, tài sản…) đầu tư ban đầu lớn:
Vì kinh doanh theo chuỗi nên thay vì dành 500 triệu cho 1 khách sạn nhà hàng, bạn phải huy động 5 tỷ, đến 50 tỷ để chi trả cho tiền thuê đất, xây dựng, thiết kế, trang thiết bị ban đầu, trả công cho nhân viên…
- Sử dụng nhiều lao động trực tiếp:
Khi mở chuỗi, bạn sẽ cần đông đảo đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, thái độ phục vụ nhiệt tình và kỹ năng xử lý tình huống. Bài toán đặt ra ở đây là tuyển dụng đội ngũ này như thế nào, quản lý họ ra sao.
- Mang đậm tính thời vụ:
Do gắn chặt với hoạt động du lịch nên hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng cũng mang tính thời vụ, và thường được chia làm 2 mùa: cao điểm và thấp điểm. Mùa cao điểm thường trùng với mùa du lịch.
- Chịu chi phối của một số quy luật như quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế – xã hội, quy luật tâm lý của con người…
- Mô hình kinh doanh chuỗi là mô hình chuẩn về thương hiệu đồng nhất.
- Không thể vận hành trơn tru nếu thiếu công nghệ: Để quản lý chuỗi nhà hàng, khách hàng các nhà quản lý sẽ cần đến sự hỗ trợ của công nghệ từ việc xử lý đơn hàng, tồn kho, quản lý nhân viên,… thậm chí cả một việc đơn giản như gửi mail cho toàn bộ nhân viên trong hệ thống hiểu được thông điệp, yêu cầu của mình cũng phải cần tới công nghệ xử lý.
Xu hướng phát triển của loại hình kinh doanh chuỗi nhà hàng khách sạn
Những năm trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển với những con số tăng trưởng vô cùng ấn tượng.
Riêng 6 tháng đầu năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018), khách du lịch nội địa ước đạt 45,5 triệu lượt (khách lưu trú đạt 22,9 triệu lượt); tổng thu từ khách du lịch đạt 338.200 tỷ đồng (tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018).
Các chuyên gia kinh tế dự kiến năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của ngành du lịch với hơn 20 triệu khách nước ngoài ghé thăm và 82 triệu khách nội địa. Kéo theo sự phát triển của các chuỗi khách sạn nhà hàng cao cấp.
Điều này chứng tỏ tiềm lực mạnh mẽ, cơ hội của ngành khách sạn nhà hàng để chuẩn bị cho những bước nhảy vọt trong thời gian sắp tới.
Một số khó khăn trong việc quản lý nhân sự chuỗi nhà hàng khách sạn
Mỗi ngành nghề đều có những bài toán khó khăn riêng, tùy thuộc vào quy mô, độ phức tạp của mô hình kinh doanh. Riêng với những đặc điểm của ngành và quy trình hoạt động phổ biến, những bài toán đặc trưng chung mà các lãnh đạo phải đối mặt khi kinh doanh Chuỗi Nhà hàng Khách sạn là:
- Bài toán quản lý nhân sự
- Bài toán quản lý hóa đơn, doanh thu
- Bài toán quản lý thông tin khách hàng
- Vấn đề an toàn dữ liệu
Giải pháp dành cho doanh nghiệp
Sử dụng máy chấm công:
Máy chấm công là thiết bị điện tử thay thế cho con người ghi lại các mốc thời gian làm việc trong khoảng thời gian nhất định (mốc thời gian bắt đầu làm việc, nghỉ giữa giờ, hoặc kết thúc công việc,…).
Phần mềm đánh giá KPI
Đối với doanh nghiệp c việc xây dựng, đo lường các chỉ số KPI đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy một số chỉ tiêu KPI mà các doanh nghiệp này thường áp dụng, đó là: doanh số, số lượng khách hàng mới, tỷ lệ phế phẩm,… Thông thường, KPI được áp dụng để đo lường và đánh giá một phần kết quả công việc của bộ phận, phân xưởng hay nhân viên.